Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ngải Mọi

Tên khoa học: Globba Pendula Roxb. (G. calophylla Ridl., G. panicoides Miq.)

Tên đồng nghĩa: Riềng Rừng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Gừng (tên khoa học là Zingiberaceae)

Chi: Globba (tên khoa học là Globba)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Độ cao: 30m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo cao 30cm; bẹ lá có lông ở mép. Lá không lông, phiến dài 15cm, rộng 3m, mặt dưới đỏ. Cụm hoa đỏ, phần sinh sản cao 15 cm. Hoa có đài có 3 răng, bao phấn 2 cánh, môi tròn dài, đầu cắt ngang; bầu tròn, không lông. Loài này rất gần với loài Globba cambodgenis Gagnep, có lá không cuống, có lông mịn, chùy hoa trắng rồi vàng, hình trứng, rậm hoa.

Bộ phận dùng: Lá.

Phân bố, sinh thái: Loài đặc hữu của Đông Đông dương, mọc hoang rừng núi Cấm, huyện Tịnh Biên. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.

Tính chất, tác dụng: Chưa nghiên cứu

Công dụng: Nhân dân thường dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại tỉnh An Giang: Phân bố trong thiên nhiên trên các đồi núi tại tỉnh An Giang. Nhưng hiện nay thì kích cở các quần thể này đã thu hẹp rất nhiều so với trước và hiếm gặp. Cần tổ chức bảo vệ nguồn gen này.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 396.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.614476
Kinh độ: 104.978721

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
22
Hôm nay:
1412
Tuần này:
3652
Tháng này:
16004
Năm 2024:
59600

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17